Thông báo
Quay lại

Đổi mới phướng pháp dạy học

Ngày 14/01/2019, 07:49
Sau đây là nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhà trường

         Đổi mới PPDH – phương pháp tổ chức cho HS học.

I. Đổi mới phương pháp dạy học

1. Khái niệm về phương pháp dạy học.

1.1. Phương pháp chính là cách thức làm việc của mọt chủ thể, cách thức này tuỳ thuộc vào nội dung vì “phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung.

1.2. Phương pháp dạy học là hệ thống những

cách thức hoạt động (bao gồm các hành động

và thao tác) của GV và HS nhằm thực hiện tốt

ục đích và nhiệm vụ dạy học.

1.3 Phương pháp dạy: phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho HS.

1.4 Phương pháp học: phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học

2. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học?

  Là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên ̉ khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một ́ phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

  Vậy mục đích của đổi mới phương pháp là làm cho HS thực ̣ tích cực, chủ động, ̣ giác, luôn trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và cách thức để có được tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

 

Có thể hiểu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học.

  Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ. Thực chất phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH và cách linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để PPDH có tác động tích cực đến người học.

 

3. Cấu trúc KHBH theo sách VN

  3.1. Mục tiêu:

  - Mục tiêu bài học là đích học sinh phải hướng tới. Là những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh phải biết rõ trước khi học và phải nắm được sau khi học.

  - Học sinh đọc kĩ mục tiêu bài học trong nhóm để cùng nhau xác định rõ hướng hoạt động của cá nhân và của nhóm.

 

  3.2. Hoạt động cơ bản: là phần quan trọng nhất của bài học

  - Hoạt động này có những hoạt động nhỏ, nhằm hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, trải nghiệm, khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động học. Trong hoạt động cơ bản, học sinh hoạt động theo nhóm là chủ yếu, cũng có lúc hoạt động theo nhóm đôi hoặc cá nhân, khi cần thiết thì giáo viên hỗ trợ.

 

  - Giáo viên nghiên cứu trước để soạn kế hoạch bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho mỗi nhóm. Hoạt động cơ bản thường bắt đầu bằng những trò chơi, đố vui, tạo không khí học tập thân thiện, vui vẻ trong lớp học, đáp ứng nhu cầu “chơi mà học, học mà chơi”.

  - Kết thúc hoạt động cơ bản, học sinh đã hoàn thành cơ bản mục tiêu của bài. Đối với bài học được bố trí 2 tiết thì hoạt động cơ bản thường kết thúc ở tiết 1.

 

3.3. Hoạt động thực hành: nhằm áp dụng trực tiếp kiến thức đã được hình thành từ hoạt động cơ bản, nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Kết thúc hoạt động thực hành là mục tiêu của bài học đã hoàn thành.

  3.4. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức vào thực tế (khoảng 1 đến 2 hoạt động) cùng với sự giúp đỡ của người lớn (cha, mẹ, anh, chị hoăc cộng đồng) và thường được đánh giá trước khi vào bài mới của bài học sau.

  Chú ý: Cần hiểu đúng nghĩa của hoạt động ứng dụng: cha, mẹ học sinh không dạy con mình học Toán, Tiếng Việt hay Tự nhiên và Xã hội ở nhà. Gia đình là môi trường thực hành để trẻ đem những điều đã học ở nhà trường ứng dụng vào thực tế tại gia đình. Cha, mẹ, người lớn là những giáo viên thực hành giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập mà các em được giao về nhà. Đó là sự liên hệ kiến thức với thực tiễn, áp dụng kiến thức vào thực tế, không phải là những bài tập có sẵn trong sách vở.

  3.5. Rút kinh nghiệm: Sau mỗi bài học, giáo viên rút ra những ưu điểm, hạn chế  trong phương pháp giảng dạy để tiết sau dạy tốt hơn.

 

CẤU TRÚC TIẾT DẠY

I.  Mục tiêu : 

- Kiến thức:

- Kĩ năng:

- Thái độ:

II.  Đồ dùng dạy học

1/Giáo viên:

2/Học sinh:

III- Các hoạt động dạy-học

1/ Ổn định: Hát vui (trò chơi)

2/. Ôn bài cũ: (Hội đồng tự quản điều khiển).

 3/ Bài mới: (Trải nghiệm – Giáo viên giới thiệu tựa- ghi tựa - HS đọc tựa ghi tựa vào vỡ - Từng nhóm đọc mục tiêu – chia sẻ mục tiêu).

 3.1. Hoạt động cơ bản:

 3.2 Hoạt động thực hành:

 3.3 Ôn bài (Củng cố): (Hội đồng tự quản điều khiển).

 3.4 Hoạt động ứng dụng:

 - Cảm nhận:

 - Chia sẻ với người thân kiến thức đã học   

  Rút kinh nghiệm

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Thị Hạnh

Thống kê lượt truy cập
Tổng số người Online:
Tổng số lượt truy cập:
Liên kết website
Góc Giáo Viên

NIỀM VUI TỪ NỖI BUỒN

Nhiều năm giảng dạy có biết bao nhiêu là kỉ niệm buồn, vui, nhưng để lại trong tôi sâu sắc nhất, làm tôi không sau quên được cô học trò bé nhỏ Trương Thị Kim Hồng lớp 4D mà tôi chủ nhiệm. ...

Đổi mới phướng pháp dạy học

Sau đây là nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhà trường          Đổi mới PPDH – phương pháp tổ chức cho HS học. I....
Xuất bản thông tin
Giờ ra chơi của Học Sinh

giờ ra chơi của các em học sinh trường Tiểu học Cao Bá Quát

Góc Giáo Viên

11/03/2023 Đoàn phường Thới An tổ chức chương trình Hành trình đến địa chỉ đỏ, trao giải bóng đá mini và Giao ước kết nghĩa với Đoàn Phường Cái Khế chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023).
Qua đó, đoàn phường Cái Khế đã dành tặng 20 suất quà cho học sinh phường Thới An có hoàn cảnh khó khăn trong đó có 4 em học sinh trường Tiểu học Cao Bá Quát

Tin nổi bật